Tìm kiếm ý nghĩa đích thực trong công việc hiện tại của bạn

Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi điều gì cũng phải dựa trên mục tiêu phát triển. Hãy nhìn về phía trước, nơi bạn muốn đến và cần đến, cho dù trong công ty hoặc ngoài công ty, cũng phải tận dụng cơ hội để phát triển.

Khi bạn cảm thấy bất mãn với hiện tại, bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm mới hoặc cố gắng thay đổi hiện tại. Để quyết định có nên thay đổi đang làm hay sẽ thay đổi suy nghĩ về nó thì hãy xem những gợi ý sau đây.

1. Đăng ký làm công việc tương tự

Khi công việc mà bạn đang làm không giúp bạn đạt được điều mong muốn, bạn mong đợi về một công việc tốt hơn, thì đừng vội vàng từ bỏ. Hãy đăng ký làm những công việc tương tự, trong thời gian khoảng 4, 5 tháng rồi hãy quyết định xem công việc này có phù hợp với bạn không. Quá trình làm việc đó giúp cho bạn xác định lại điều mà bạn mong đợi, đồng thời nó còn giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm. Nếu sau khoảng thời gian này bạn cảm thấy yêu thích công việc đó, thì bạn cũng có thể tiến hành tìm kiếm các vị trí tương tự tại những công ty khác.

2. Nghĩ về những điều bạn đã làm

Dành thời gian để nghĩ về những điều bạn đã làm và bạn đã thực hiện những bước gì để có được vị trí hiện tại. Liệu đây có phải là quyết định dựa theo sở thích hay chỉ vì để có việc làm, hoặc nó phù hợp với năng lực của bạn?

Quan trọng là hãy phân tích về những điều đã giúp bạn đạt được vị trí hiện tại. Cho dù có thất vọng về những gì đang có nhưng bạn hãy nhìn nhận xem thời gian qua bạn đã làm được những gì, bạn đã có những bước đi ra sao. Hãy tìm ra nguyên nhân làm bạn thất vọng để sau này có những điều chỉnh thích hợp.

3. Thay đổi điều khiến bạn ghét
Xác định những điều khiến bạn cảm thấy phiền lòng, làm bạn khó chịu trong công việc, và cố gắng thay đổi nó. Bạn có thể trao đổi vấn đề đó với sếp, đồng nghiệp để tìm ra cách loại bỏ nó. Biết đâu khi điều khó chịu không còn nữa, bạn sẽ thấy yêu công việc trở lại.

4. Viết ra những điều bạn nghĩ
Hãy viết ra cụ thể những điều bạn thích, ghét trong công việc. Nó sẽ giúp bạn xác định chính xác ưu và nhược điểm của bản thân để biết được điều gì quan trọng nhất với bạn, từ đó quyết định có nên tiếp tục hay là chấm dứt .

5. Nỗ lực hơn nữa
Hãy đưa ra bằng chứng cho thái độ của bạn đối với công việc mà bạn đang làm. Hãy vẽ một vòng tròn trên giấy rồi viết vào đó những điều bạn nghĩ là cần thiết để có công việc tốt. Tiếp tục vẽ một vòng tròn khác rồi ghi lên đó những gì bạn đang làm, bạn đã có những đóng góp gì, mức độ nỗ lực và hoàn thành mục tiêu trong công việc ra sao? Từ đó đối chiếu hai bản với nhau để xem có điều gì cần cải thiện để giúp bạn hài lòng hơn với công việc. Ngoài ra bạn cần nỗ lực để xây dựng mối quan hệ với sếp, đồng nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội cho mình. Nhưng khi bạn thấy những gì bạn làm không thể thay đổi được tình hình thì đã đến lúc bạn cần xem xét về một sự thay đổi mới.

6. Tạm bỏ qua
Khi bạn không thể đưa ra quyết định ở lại hoặc ra đi một cách rõ ràng, hãy bỏ qua và cố gắng thư giãn thoải mái, lúc này một chuyến đi chơi có thể sẽ giúp đầu óc bạn tỉnh táo và có những quyết định sáng suốt.

7. Tập trung phát triển nghề nghiệp

Dù cho bạn quyết định ở lại hay ra đi, phải chắc rằng quyết định này sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp. Đôi khi, quyết định từ bỏ công việc hiện tại để chuyển sang công việc mới có thể chỉ mang lại sự thay đổi môi trường chứ không mang lại cơ hội phát triển sự nghiệp.

Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi điều gì cũng phải dựa trên mục tiêu phát triển. Hãy nhìn về phía trước, nơi bạn muốn đến và cần đến, cho dù trong công ty hoặc ngoài công ty, cũng phải tận dụng cơ hội để phát triển.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *